1900 6665     lgp@lgp.vn

Tranh chấp kinh tế

Cùng với những thỏa thuận kí kết trong hoạt động kinh doanh thì tranh chấp cũng là điều không thể tránh khỏi. Việc lựa chọn hình thức giải quyết như thế nào để đảm bảo lợi ích và duy trì mối quan hệ làm ăn luôn được các thương nhân cân nhắc.

Tranh chấp kinh tế và phương thức giải quyết

Tranh chấp kinh tế được hiểu là những xung đột về lợi ích trong lĩnh vực kinh tế, biểu hiện thông qua việc xung đột về quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia.

Pháp luật hiện hành cũng đã công nhận các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh gồm: thương lượng, hòa giải, trọng tài và tòa án. Theo đó, khi xảy ra tranh chấp, các bên có thể lựa chọn cho mình phương thức giải quyết phù hợp nhất.

Thương lượng: là hình thức giải quyết đơn giản nhất và được sử dụng đầu tiên khi xảy ra tranh chấp. Đó là quá trình các bên cùng bàn bạc, thảo luận và đưa ra phướng hướng giải quyết thống nhất. Phương pháp này được thực hiện dựa trên sự tôn trọng chủ quyền của các bên.

Hòa giải: Là hình thức giải quyết cần có sự tham gia của một các nhân hay cơ quan tổ chức đóng vai trò là hòa giải viên. Kết quả của cuộc hòa giải phụ thuộc vào thiện chí của các bên và  mức độ ảnh hưởng uy tín của trung gian hòa giải. Hình thức này có ưu điểm nhanh gọn, chi phí thấp, mang tính thân thiện và có thể duy trì mối quan hệ tốt đẹp của các 2 bên.

Trọng tài: Là hình thức giải quyết thông qua hoạt động của hội đồng trọng tài hoặc trọng tài viên với tư cách là bên thứ ba độc lập nhằm giải quyết mâu thuẩn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc với các bên thi hành. Phương pháp này có ưu điểm là tính linh hoạt cao, tạo được sự chủ động, nhanh chóng, các thông tin được bảo mật, đảm bảo uy tín của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nó cũng có nhược điểm là chi phí cao, việc thi hành quyết định không phải lúc nào cũng trôi chảy và thuận lợi việc thi hành như tòa an.

Tòa án: là lựa chọn cuối cùng khi tranh chấp không thể giải quyết bằng các hình thức trên. Phương thức giải quyết này đòi hỏi các bên phải giải trình đầy đủ giấy tờ, hồ sơ thủ tục theo quy định của tòa. Cần có thời gian chờ đợi thẩm duyệt rồi mới được đưa ra giải quyết. Việc sử dụng hình thức này có ưu điểm là tính cưỡng chế cao. Tuy nhiên, các thông ti bí mật kinh doanh có thể bị tiết lô và ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng hình thức trọng tài

Trọng tài kinh tế là một tổ chức xã hội nghề có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế theo quyết định của pháp luật.

Thẩm quyền của trọng tài kinh tế

Giải quyết các tranh chấp, phát sinh ở hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể tham gia là pháp nhân với pháp nhân, pháp nhân với doanh nghiệp hay doanh nghiệp với doanh nghiệp… Thẩm quyền của trọng tài không được xác lập theo vùng lãnh thổ nên các bên có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm nào để giải quyết tranh chấp không phụ thuộc nơi đặt trụ sở hay cư trú các bên.

Tố tụng trọng tài kinh tế

Trọng tài chỉ xét xử 1 lân và không theo nguyên tắc xét xử công khai như tòa án mà hoàn toàn được giữ bí mật, chỉ những người được mời mới được tham dự phiên họp. Trọng tài viên được các bên tham gia lựa chọn.

Việc giải quyết tranh chấp bằng hình thức trọng tài theo quy trình như sau:

Chủ thể gởi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến một trung tâm trọng tài kinh tế kèm theo bản thỏa thuận của các bên về việc đưa vụ tranh chấp ra giải quyết ở trung tâm trọng tài kinh tế.

Sau thời gian 7 ngày, thư ký trung tâm trọng tài gởi bản sao đơn yêu cầu và danh sách trọng tài viên , ấn định thời gian chủ thể gởi yêu cầu cho trung tâm trọng tài kinh tế.

Trọng tài viên tiền hành các công việc cần thiết cho việc tranh chấp như nghiên cứu hồ sơ, nghe các bên trùng bày, trưng cầu giám định..

Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp

Kết thúc tranh chấp bằng quyết định.

Hiệu lực của phán quyết

Quyết định giải quyết của hội đồng trọng tài hoặc của trọng tài viên có hiệu lực thi hành không bị kháng cáo, kháng nghị nhưng trong trường hợp quyết định trọng tài không được một bên chấp hành thì bên kia có quyền yêu cầu toà án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.