Cùng với sự phát triển kinh tế, nhu cầu hoạt động kinh doanh của các tổ chức cá nhân diễn ra ngày càng năng động. Xuất phát từ những tiền đề thực tiễn ấy Quốc hội ban hành các văn bản pháp luật và sau đó Chính phủ ban hành nghị định cụ thể hóa vấn đề qui trình thành lập doanh nghiệp. Cần chú ý đọc kỹ Luật Doanh nghiệp 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006, Nghị định số 43/2010 của Chính phủ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 6 năm 2010 và các văn bản liên quan khác.
Dưới đây chúng tôi tóm lại thành những vấn đề cơ bản phải lưu tâm để có thể đăng ký thành lập đúng luật, nhanh chóng.
Quy trình đăng ký thành lập doanh nghiệp
– Công dân: nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC (Bộ phận “một cửa”) và nhận Giấy biên nhận.
– Sở KH&ĐT: Phòng ĐKKD nhận hồ sơ từ Bộ phận một cửa (BPMC), thụ lý hồ sơ, sau đó chuyển lại kết quả giải quyết cho BPMC.
– Công dân nhận kết quả giải quyết hồ sơ tại BPMC.
-Nếu hồ sơ không hợp lệ: kết quả là Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ. Sau khi sửa đổi hồ sơ, công dân nộp lại hồ sơ tại BPMC và thực hiện theo trình tự như lần nộp đầu tiên.
-Nếu hồ sơ hợp lệ: kết quả là Giấy chứng nhận ĐKKD
-Các loại kết quả khác: Thông báo chưa giải quyết.
Thành phần hồ sơ, bao gồm:
– Giấy đề nghị đăng ký thành lập;
– Bản sao Giấy CMND còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của chủ doanh nghiệp.
Các giấy tờ khác nếu có đăng ký kinh doanh ngành nghề có điều kiện:
– Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định).
– Bản sao hợp lệ Chứng chỉ hành nghề của Chủ doanh nghiệp/Giám đốc và/hoặc các cá nhân khác tương ứng theo quy định của pháp luật chuyên ngành đó.
– Giấy uỷ quyền của người đi nộp hồ sơ trong trường hợp người nộp hồ sơ không phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đăng ký.
-Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
Mẫu đơn, mẫu tờ khai
Giấy đề nghị Đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục I-1, Thông tư số 14/2010/TT-BKH ngày 04/6/2010 của Bộ KH&ĐT).
Lưu ý: Khi nhận kết quả giải quyết hồ sơ, người đến nhận kết quả phải xuất trình bản gốc giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (còn hiệu lực) để đối chiếu. Nếu không phải NĐDTPL của doanh nghiệp trực tiếp đến nhận kết quả thì phải có giấy giới thiệu hoặc văn bản uỷ quyền theo quy định của pháp luật của NĐDTPL cho người đến nhận kết quả.